Để tránh lệ thuộc giống lan cấy mô ngoại
Tình cờ trong câu chuyện tại Bangkok, doanh nhân Thái Lan Santi Sanguansat cho biết, cả chục năm qua ông là một trong những nhà cung ứng hoa lan cắt cành từ Thái Lan cho nhà nhập khẩu ở TPHCM và Hà Nội. Hiện nay ông vẫn đi, về làm việc tại Việt Nam và Thái Lan.
Mong muốn và năng lực
Sau hơn 10 năm tái cơ cấu sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, trong đó, hoa kiểng là một trong số các cây, con chủ lực được khuyến khích sản xuất. Bên cạnh mai, kiểng, hoa nền, lan cắt cành như Dendrobium, Mokara, Cattleya… có tốc độ phát triển khá nhanh và nhu cầu sử dụng quanh năm. Vì vậy, diện tích trồng lan các loại tại TPHCM đã lên 250ha, chưa kể các tỉnh khu vực, lượng hoa lan hàng hóa tăng lên đáng kể. Trong bối cảnh này, TP giao cho Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) như Hà Lan, đất nước có kinh nghiệm về trồng và kinh doanh hoa với thị trường giao dịch hàng đầu thế giới, để xây dựng Trung tâm giao dịch hoa kiểng và cá cảnh tại chợ đầu mối Bình Điền (quận 8) trên khuôn viên 8 - 10ha. Nơi đây đã là 1 trong ít đầu mối tiêu thụ hoa vùng ngoại thành TP và từ các nơi về như TP Đà Lạt. Nhưng TPHCM, nơi tập trung nhiều viện, trường và đội ngũ nhà khoa học hùng hậu cả nước cũng như nhiều doanh nghiệp (DN) nông nghiệp không thể chấp nhận việc lệ thuộc mãi việc nhập khẩu lan thương phẩm, nhất là các giống lan để sản xuất.
Sản xuất các giống hoa bằng phương pháp nuôi cấy mô ở Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét